Ngày Tết chúng ta thường có thói quen mua rất nhiều thực phẩm để dự trữ và dùng dần. Tuy nhiên, bảo quản thực phẩm không đúng cách rất dễ gây ôi thiu, ngộ độc, ảnh hưởng tới sức khỏe. Bảo quản thực phẩm tươi lâu sẽ giúp chúng ta đảm bảo được thực phẩm không có độc tố gây hại cho sức khỏe trong những ngày đầu năm mới này.
Đối với các loại thực phẩm sống:
-Thịt, Cá: Muốn thịt và cá tươi lâu và không bị vi khuẩn xâm nhập, các bạn nên phân nhỏ từng phần thịt rồi mới bỏ vào tủ lạnh để bảo quản chứ không bỏ nguyên cả phần thịt vào tủ lạnh như vậy sẽ giúp thịt bảo quản được lâu lơn và tươi ngon hơn. Khi nào cần nấu chỉ cần lấy phần đã chia nhỏ ra là được hoặc dùng một số cách thông thường như phơi, sấy, hun khói… để đảm bảo thịt không bị ôi thiu, thịt vừa không ngon vừa ảnh hưởng tới sức khỏe.
–Rau: Rau là loại thực phẩm rất dễ hỏng,nếu muốn bảo quản được lâu, bạn không nên rửa mà nhặt bỏ lá rau sâu, lá dập, phần bị hỏng, cắt bỏ phần rễ để ở nơi thoáng mát. Nếu có tủ lạnh, rửa sạch rau, để ráo nước và cho vào túi xốp buộc kín, cho túi vào ngăn mát tủ lạnh (5 độ C). Đối với trái cây cũng vậy, rửa sạch để ráo, cho vào túi buộc kín trước khi bỏ vào tủ lạnh để bảo quản.
Đối với thực phẩm chín:
-Ớt: Thông thường chúng ta thường để ớt ở ngoài hoặc là cho vào ngăn mát của tủ lạnh; tuy nhiên muốn ớt được tươi lâu bạn nên rửa sạch, để ráo, cất vào hộp đã đậy nắp và cho vào ngăn đá. Như vậy, ớt sẽ rất tươi và có màu như ban đầu.
-Gừng, Cà rốt: Để gừng, cà rốt được ngon và tươi lâu đảm báo thực phẩm tươi ngon trong mấy ngày tết, bạn đừng cho vào tủ lạnh mà hãy vùi cả củ gừng và cắm nửa thân dưới của cà rốt xuống lớp cát, hoặc đất nếu có. Nếu làm như vậy đảm bảo gừng, cà rốt sẽ tươi như lúc mời mua về nhé.
-Thịt kho, cá kho: Cá phải được kho thật kỹ, khi nhấc xuống bếp cần để ở một nơi cố định, tránh lắc mạnh. Có thể cho nồi nước khác lớn hơn, mức nước cách miệng nồi thịt/cá kho khoảng 10 – 15 cm để tránh nước tràn vào, đậy bằng vung đất nung và để ở nơi khô thoáng nhất. Nước trong nồi lớn sẽ bốc hơi lên vung, làm tỏa hơi mát xuống nồi thức ăn bên dưới. Bằng cách này, nồi thịt kho hoặc cá kho của bạn sẽ bảo quản được lâu hơn mà vẫn đảm bảo vị thơm ngon của món ăn trong mâm cỗ ngày tết. Có một món cá kho ngon nổi tiếng mà thời gian để được khá lâu mà nhiều gia đình thường lựa chọn cho mâm cỗ của gia đình mình. Đó chính là món cá kho làng Vũ Đại tại Hà Nam. Cách kho cá làng Vũ Đại rất kì công bởi cá phải được kho trong niêu đất khoảng 12-15h đồng hồ. Cá kho xong thịt cá cứng chắc xương cá mềm ăn có vị thơm của gừng và riềng.
-Bánh chưng: Khi luộc xong, bạn nhớ vớt ra rửa sạch lá để hết nhựa và ráo. Xếp bánh cẩn thận thành nhiều lớp, cho vật nặng đè lên bánh thoát hết nước. Sau đó, chỉ cần treo bánh nơi khô thoáng, bánh sẽ để được rất lâu mà không bị hỏng hay chua.
-Măng khô: Nếu muốn để lâu, cho măng vào nồi nước đun sôi khoảng 30 phút, để lửa nhỏ, đun tiếp một lát rồi vớt ra, cắt bỏ những chỗ già, rửa sạch. Dùng nước gạo hoặc nước đun sôi để nguội ngâm dùng dần. cứ 2 – 3 ngày thay nước một lần. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn, chỉ nên ngâm từng ít một, ăn trong 2 – 3 ngày, hết lại nấu tiếp để dùng.
Các loại thực phẩm không nên để tủ lạnh
Khoai tây là thực phẩm không nên để tủ lạnh vì sẽ làm giảm chất lượng các loại củ này. Bánh mỳ nên gói trong giấy, để ngăn đá thay vì ngăn mát vì nếu để ngăn mát, bánh sẽ bị khô mặt.
Lạp xưởng
Xếp lạp xưởng quanh một cốc rượu trắng để xua ruồi, muỗi thay vì cho lạp xưởng vào tủ lạnh sẽ giúp bảo quản loại thực phẩm này được lâu hơn.
Xem thêm chi tiết sản phẩm cá kho làng vũ đại tại đây